logo
 
  Home
Sự Nghiệp & Công Việc  »  Sự Nghiệp Đời Zai  » 

Câu chuyện bên lề của những chiếc phong bì.

Thứ Tư, 24/01/2018 | 09:13 GMT+7.
 
Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông đã phát đi thông tin rộng rãi, liên tục chỉ thị của Thủ tướng về việc nghiêm cấm dùng ngân quỹ cơ quan, tổ chức biếu xén quà cáp cho cấp trên nhân dịp tết – cả tết Tây lẫn tết ta.
Chỉ thị không nhắc tới việc dùng tiền bạc cá nhân biếu xén. Nhưng dĩ nhiên ai cũng hiểu đó là hành vi hối lộ – tức phạm pháp.

Không bà con thân thuộc bỗng dưng gửi quà cáp biếu xén là không bình thường. Chỉ là hối lộ chạy chức, chạy quyền hay cầu cạnh nhờ vả gì gì đó thôi. Trước kia, thời bao cấp, quà cáp biếu tết thuộc loại sang thường là cặp rượu Tây cho sếp ông; vải áo váy, mỹ phẩm cho sếp bà… Chuyện đó"xưa rồi diễm”. Bây giờ quà rất gọn nhẹ là cái phong bì với những tờ giấy bạc bên trong cũng rất nhẹ nhưng có giá trị cao, thường là USD. Những chiếc phong bì nhẹ nhàng từ túi người này sang túi người kia ai có thể kiểm soát? Tội nghiệp những chiếc phong bì vốn là một sản phẩm văn hóa đã bị mang tiếng oan vì những kẻ hối lộ và người nhận hối lộ, cái gọi là "văn hóa phong bì”!

Câu chuyện bên lề của những chiếc phong bì.

Phong bì, tức bao thư, một phát minh có tính nhân văn của con người từ hàng ngàn năm, dùng để chứa đựng các thư từ, văn bản một cách trang trọng và giữ được những bí mật khi chuyển giao. Hình dạng cái phong bì, phong bao từ hàng ngàn năm qua, từ Tây sang Đông thay đổi không đáng kể nhưng chức năng của cái phong bì, phong bao này đã được thêm vào. Người ta không chỉ chuyển thư từ, văn bản mà còn gói ghém vào đó tiền bạc, có khi cả vàng ngọc. Chuyện người lớn lì xì tiền mừng tuổi bỏ trong phong bì cho con cháu có từ lâu đời. Đó là những đồng tiền mừng tuổi chúc cho con cháu sang năm mới khỏe mạnh, học hành tiến bộ. Nét văn hóa này bắt nguồn từ Trung Quốc, rồi lan truyền ra các nước Á Đông ảnh hưởng văn hóa Khổng Mạnh như Việt Nam, Nhật Bản, Cao Ly (tức Triều Tiên và Hàn Quốc bây giờ) và nó vẫn tiếp tục tồn tại, mang lại niềm vui cho hàng triệu trẻ em mỗi khi tết đến.

Truyền thống người lớn lì xì cho trẻ con, người giàu lì xì (cho) người nghèo trong những dịp lễ lạt là những nét văn hóa rất đáng trân trọng. Nối tiếp là một hình thức "lì xì” khác dành cho người lớn, tức thưởng tết cho cán bộ, công nhân các cơ quan, công ty, xí nghiệp. Trước kia, thời đất nước còn rất khó khăn nhưng tết đến các cơ quan, xí nghiệp ít nhiều cũng đều có chút quà thưởng tết. Một ít hiện vật như gói mì chính (bột ngọt), ký đường, vài mét vải… hoặc chút tiền còm của cơ quan. Các nhà máy, xí nghiệp thì thưởng một ít sản phẩm ế hoặc hàng lỗi của xí nghiệp làm quà tết cho công nhân cũng đã mang lại không ít niềm vui cho nhiều gia đình. Hiện nay chuyện thưởng tết của hầu hết doanh nghiệp gần như là một sự đương nhiên, vì đó là sự đóng góp công sức của mọi thành viên trong doanh nghiệp qua một năm. Ngoài số ít doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ế ẩm phải thưởng tết bằng sản phẩm ế của công ty mình, hầu hết đều thưởng bằng tiền. Chuyện thưởng nhiều hay ít là do mức độ làm ăn của doanh nghiệp trong năm qua. Dĩ nhiên đôi khi cũng tùy thuộc vào sự đánh giá công lao đóng góp của các cá nhân. Kể cả sự hào phóng của các ông chủ.

Ngày tết người lớn lì xì phong bì tiền mừng tuổi cho trẻ con; chủ thưởng tết cho nhân viên với những chiếc phong bì dày, mỏng tùy doanh nghiệp đều là hợp đạo lý xưa nay. Còn những phong bì cấp dưới biếu xén cấp trên đúng là những chiếc phong bì ngược quy trình.

Chúc các bạn thành công với món cút lộn xào me thơm ngon này nhé!

Yến Mai - Hair & Spa
Fanpage: Fb.com/yenmaihairspa
Hotline: 0936.805.805
Youtube: youtube.com/channel/UCxBJgbOzfsVfNpakmiVlaLA
Địa chỉ:  số 3 Đỗ Hành - Phường Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - HN (Đối diện 132 Lê Duẩn)

Tin tiếp theo

Chuyên mục