Nếu như bạn chỉ là một newbie trong lĩnh vực âm thanh và muốn tìm mua cho mình những chiếc loa karaoke thì ít nhất bạn cũng cần phải biết được những thông số kỹ thuật căn bản để có thể chọn được sản phẩm ưng ý nhất.
Thông số kỹ thuật rất quan trọng để quyết định đến chất lượng âm thanh cho ra của loa karaoke, cũng giống như những thiết bị công nghệ khác, thông số kỹ thuật của loa cũng có những đặc điểm riêng biệt của nó. Hãy để loakaraoke.com.vn giúp bạn hiểu thêm về những thông số này qua bài viết sau đây nhé.
1. Kích thước loa
Thông thường người ta thường đo đường kính của loa bass, sử dụng đơn vị Inch đặc trưng cho thông số này. Hoặc có thể chúng ta thường nghe người ta sử dụng những từ chuyên môn hơn như loa 3 tấc (12 inch) hay loa 4 tấc (15 inch).
Hầu hết, loa to và nặng cho chất lượng âm thanh tốt hơn loa nhỏ, nhẹ. Loa con càng lớn tạo càng nhiều tiếng bass hơn, âm thanh mạnh mẽ hơn, nhưng độ lớn thùng loa và ma trận bên trong cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng/số lượng bass.
Ví dụ: Một hệ thống bốn loa con 3 Inch cùng đảm nhận dải âm trầm có thể cho vẻ ngoài ấn tượng, bắt mắt, nhưng những âm trầm này thường không được chắc, rộng, kém chân thật hơn so với một loa con 6 Inch trong một thùng loa lớn hơn.
2. Độ nhạy của loa
Độ nhạy của loa có đơn vị đo là dB/watt/m (với loa có trở kháng 8 ohm). Đây là trường thông số hơi khó hiểu một chút, mình sẽ lấy ví dụ để các bạn có thể dễ hiểu hơn: Một loa karaoke có độ nhạy là 90dB, công suất đầu vào là 1W vậy nghĩa là với vị trí cách loa 1m thì loa sẽ phát ra âm thanh có cường độ là 90dB.
Thông số này đặc biệt quan trọng giúp bạn có thể căn cứ vào nó để chọn amply phối ghép trong hệ thống âm thanh của mình. Có một công thức dễ nhớ là công suất amply gấp 10 lần, mức cường độ âm tăng 10 dB và âm thanh sẽ lớn gấp đôi. Độ nhạy là một thông số phản ánh âm lượng có thể đạt được của một loa với công suất của một amply cụ thể mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
3. Trở kháng
Trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha.
Woa thật khó hiểu phải không? Thực ra bạn chỉ cần quan tâm rằng trở kháng loa càng lớn thì loa càng dễ "điều khiển” và tương thích với amply hơn. Theo đó, loa có trở kháng 8 ohm tốt hơn loa 4 ohm trong việc phối ghép. Điều này đã được minh chứng bằng thông số damping factor của amply, chỉ số này càng cao thì âm bass của loa càng chắc, khó vỡ, mạnh mẽ.
Ví dụ: loa có trở kháng 8 ohm, amply có trở kháng đầu ra 0.01 ohm, thì damping factor có giá trị 800. Với loa có trở kháng 4 ohm, chỉ số này chỉ là 400. Vì vậy, loa với trở kháng cao hoạt động dễ hơn và dễ phối ghép hơn.
4. Công suất cực đại
Thông số này cho người sử dụng biết được giới hạn tối đa mà amply có thể làm hỏng loa khi sử dụng loa ở công suất này, chứ không phải là gợi ý để người dùng chọn mua amply phù hợp. Các amply karaoke lớn vẫn hoạt động bình thường, bạn chỉ cần chú ý khi sử dụng amply công suất lớn là duy trì ở mức âm lượng không quá lớn, phù hợp với loa.
Đây là những thông số chính sẽ giúp bạn có những thước đo cơ bản khi chọn mua loa, ngoài ra bạn vẫn cần phải nghe thử và cảm nhận trực tiếp bằng chính đôi tay của mình để có được quyết định chính xác nhất.
Nguồn: loakaraoke.com.vn